Kế hoạch bài dạy



KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN DỰ ÁN: BỘ ĐÔI HOÀN HẢO
<!--[if !supportMisalignedColumns]--> <!--[endif]-->
Người soạn
Tên họ
Bee Group
Thái Nguyễn Hạ Nguyên
Lê Thị Mỹ Phượng
Thông Thị Kim Ánh
Vũ Thị Trang
Quận
Lớp Lý 3B_Khoa Vật Lý
Trường
Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh
GVHD
Hoàng Đỗ Ngọc Trầm
Tổng quan về bài dạy
Tiêu đề bài dạy
Bộ đôi hoàn hảo
Tóm tắt bài dạy

- Đây là một phần của bài 11: Pin và acquy (SGK 11 nâng cao ), thuộc chương II: Dòng điện không đổi .

Trong bài học này học sinh sẽ tìm hiểu về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin Volta. Thông qua đó có thể tự mình tạo ra được một nguồn pin đơn giản.

- Giáo viên đặt tình huống:

Ngày nay, rất nhiều hoạt động của con người đều cần dùng tới điện năng như thắp sáng, sản xuất….Nếu một ngày nào đó nguồn điện năng này mất đi mọi thứ sẽ đi về đâu??? Nắm bắt được tình hình trên, “Hội nhà nông yêu thích Vật Lý” đã tổ chức một cuộc nghiên cứu mang tên “ĐIỆN TỪ NÔNG SẢN? CÓ HAY KHÔNG?” nhằm tìm ra một nguồn điện sử dụng ngay chính các loại nông sản để tạo ra dòng diện. Và theo đó bạn có thể tự tạo ra dòng điện tại gia đình dùng cho những khi mất điện mà không cần mua máy phát điện hay bất kì thiết bị hiện đại nào.

- Lớp học chia thành 4 nhóm:

 + Mỗi nhóm sẽ đóng vai thành các kĩ sư, tiến hành nghiên cứu tìm ra một nguồn pin đơn giản tạo ra từ các loại nông sản (cụ thể là pin chanh hay các loại pin tương tự tùy vào óc sáng tạo của học sinh)

 + Sau đó trình bày trước lớp dưới dạng một bài thuyết trình và sản phẩm cụ thể.
Lĩnh vực bài dạy
Điện học
Cấp / Lớp
PTTH/11
Thời gian dự kiến
3 tuần
Mục tiêu cơ bản của bài dạy
Xác định chuẩn học tập của nội dung hướng đến
- Hiểu được hiệu điện thế điện hóa là gì?
- Nêu được cấu tạo chung và nguyên tắc hoạt động của pin Volta.

Mục tiêu đối với học sinh / Kết quả học tập
- Về kiến thức:
+ Hiểu được hiệu điện thế điện hóa.
+ Biết được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin Volta.
- Về kĩ năng:
+ Giải thích được sự hình thành hiệu điện thế điện hóa trong pin Volta.
+ Chế tạo được pin đơn giản.
+ Hình thành khả năng vận dụng sáng tạo.
- Về thái độ:
+ Biết tiết kiệm điện hơn.
+ Hình thành niềm yêu thích Vật Lý.
Bộ câu hỏi định hướng
Câu hỏi khái quát
<!--[if !supportLists]-->             1.      <!--[endif]--> Năng lượng có vai trò gì đối với cuộc sống của chúng ta?
<!--[if !supportLists]-->             2.      <!--[endif]-->Nếu một ngày nào đó, nguồn điện chúng ta đang sử dụng đột ngột mất đi thì sẽ như thế nào?
Câu hỏi bài học 
<!--[if !supportLists]-->            1.      <!--[endif]--> Tại sao khi làm pin chanh ta phải chọn đồng xu và đinh? Có thể chọn cái khác được không? Giải thích?
<!--[if !supportLists]-->            2.      <!--[endif]-->Phân biệt giữa nguồn điện và máy thu điện?
Câu hỏi nội dung
<!--[if !supportLists]-->1.      <!--[endif]-->Hiệu điện thế điện hóa là gì?
<!--[if !supportLists]-->2.      <!--[endif]-->Cấu tạo của pin điện hóa ?
<!--[if !supportLists]-->3.      <!--[endif]-->Nguyên tắc hoạt động của pin điện hóa





Kế hoạch đánh giá
Tiến độ đánh giá
Trước khi bắt đầu dự án
Học sinh thực hiện dự án và hoàn tất công việc
Sau khi hoàn tất dự án
- Đặt câu hỏi làm cho HS tò mò , để có nhu cầu đi tìm hiểu về pin Volta.
- Cho HS làm bài khảo sát để biết nhu cầu của học sinh khi tìm hiểu bài học này.

- Đánh giá khả năng làm việc nhóm dựa trên các biên bản họp nhóm và phân công công việc cho từng thành viên trên trang blog của dự án.
- Đánh giá khả năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm dựa trên cập nhật tiến trình làm việc trên trang blog của dự án trong thời gian cụ thể.
- Đánh giá sản phẩm học sinh, kỹ năng trình bày ý tưởng.
- Yêu cầu HS làm bảng tự đánh giá, đánh giá các thành viên trong nhóm.
- Yêu cầu HS thực hiện phản hồi cho bài học trên blog của dự án.
- Yêu cầu HS nhận xét, góp ý cho phần trình bày của những nhóm khác trên trang blog.
- Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức bằng cách yêu cầu HS làm bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức tại lớp.
- Các nhóm trình diễn trước lớp.
- Giáo viên và  các thành viên trong lớp nhận xét phần trình bày của các nhóm.


Tóm tắt Kế hoạch đánh giá
- Đánh giá cụ thể theo từng giai đoạn của dự án, không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh.
- Ngoài việc đánh giá của giáo viên, còn kết hợp cho học sinh tự đánh giá và đánh giá bạn bè trong lớp, sau đó giáo viên cũng sẽ đánh giá khả năng tự đánh giá của học sinh.
- Đánh giá dựa trên các biên bản họp nhóm, bản cập nhật tiến trình làm việc của học sinh, đánh giá sản phẩm và khả năng trình bày ý tưởng của học sinh.
- Đánh giá thông qua sản phẩm HS và khả năng trình bày ý tưởng.
Chi tiết bài dạy
Kỹ năng cần có

       + Kỹ năng làm việc nhóm.
+ Kỹ năng sử dụng công nghệ để tìm kiếm, trao đổi thông tin, một số kinh nghiệm về thiết kế bài pp, tạo ấn phẩm.
+ Kỹ năng thuyết trình.
+ Kỹ năng tự đánh giá và đánh giá người khác..

Tiến trình bài dạy

- 2 tuần trước khi bắt đầu bài dạy:
+ Giới thiệu sơ bộ về dự án với HS.
+ Phát phiếu khảo sát tìm hiểu nhu cầu của HS, tổng hợp, hoàn thiện kế hoạch dự án.
+ Cho học sinh tự chia nhóm ( 4 nhóm).
- 1 tuần trước khi bắt đầu bài dạy:
+ Giao việc cho các nhóm:
Mỗi nhóm tiến hành tìm hiểu các kiến thức liên quan đến pin Volta. Tổng hợp và rút ra kết luận riêng của nhóm.
Làm bài trình diễn về dự án.
Tạo mẫu sản phẩm pin cụ thể 
+ Yêu cầu học sinh cập nhật biên bản họp nhóm, bản phân công việc cụ thể cho mỗi thành viên, cập nhật tiến trình làm việc của từng cá nhân trên trang blog.
+ Giáo viên thường xuyên trao đổi, hỗ trợ học sinh trong tìm kiếm tài liệu thông qua trang blog hay dropbox.

- Tiến hành bài dạy:
+ Học sinh từng nhóm trình bày sản phẩm, giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm và khả năng trình bày ý tưởng của học sinh.
+ Các nhóm nhận xét, đóng góp ý kiến cho sản phẩm của nhóm khác.
+ Giáo viên tổng hợp, chỉnh sửa, bổ sung và tóm tắt lại kiến thức.
- Sau bài dạy:
+ Cho học sinh làm bài kiểm tra trắc nghiệm kiến thức mới học ngay tại lớp.
+ Yêu cầu học sinh làm bản tự đánh giá và đánh giá các thành viên khác trong nhóm, các nhóm tự đánh giá sản phẩm của mình.
+ Yêu cầu học sinh thực hiện phản hồi cho bài học và sản phẩm của các nhóm trên trang blog.



Hiệu chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng (cá thể hóa)

Học sinh tiếp thu chậm

Đối với học sinh tiếp thu chậm, giáo viên có thể giúp đỡ học sinh bằng cách:
- Hướng dẫn học sinh cụ thể hơn về: nội dung công việc cần thực hiện, những kiến thức cần có trước khi thực hiện dự án, cách tìm và chọn lọc tài liệu…
- Chia các em vào chung nhóm với các HS tiếp thu nhanh.
- Thường xuyên trao đổi, giải đáp thắc mắc của học sinh trong quá trình thực hiện dự án.

Học sinh yếu về kỹ năng công nghệ
Đối với học sinh yếu về kỹ năng công nghệ, giáo viên có thể giúp đỡ học sinh bằng cách:
- Cung cấp một số công cụ hỗ trợ học sinh trong việc tìm kiếm thông tin trên Internet, trong việc chia sẻ tài liệu với người khác, trong thể hiện sản phẩm,…


Học sinh người nước ngoài

Đối với học sinh người nước ngoài, giáo viên có thể giúp đỡ học sinh bằng cách:
- Giải thích cho học sinh những từ ngữ chuyên ngành và hướng dẫn cách sử dụng chúng cho phù hợp.
- Cung cấp cho học sinh một số công cụ dịch thuật như: từ điển, các trang web dịch thuật, những tài liệu song ngữ.
- Lồng ghép nhiều hình ảnh vào bài dạy để học sinh dễ hình dung.

Học sinh năng khiếu
Đối với học sinh năng khiếu, giáo viên có thể bồi dưỡng thêm cho học sinh bằng cách:
- Cung cấp những nguồn tài liệu mở rộng, nâng cao cho học sinh.
- Đưa ra những câu hỏi, những vấn đề khó, đòi hỏi phải suy nghĩ logic để nâng cao tư duy cho học sinh.
Hiệu chỉnh để thực hiện việc dạy học phân hóa đối tượng theo phong cách học tập

Học sinh có phong cách học tập khác nhau
- Giáo viên tích hợp nhiều phương pháp trong bài dạy: bên cạnh ngôn ngữ, bài dạy có nhiều hình ảnh, âm thanh, video clip, biểu đồ, sơ đồ tư duy…


- Chia nhóm cho học sinh hoặc cho học sinh tự chọn nhóm khi làm dự án tùy theo phong cách học tập và thế mạnh của học sinh.
<!--[if !supportMisalignedColumns]--> <!--[endif]-->
Tài liệu và nguồn tư liệu tham khảo cho bài học
Tài liệu in
Sách giáo khoa Vật lý 11 NC, Chương trình dạy học cơ bản của Intel
 Nguồn Internet

http://educate.intel.com/vn/ProjectDesign
Các nguồn khác

Công nghệ - Phần cứng

Kết nối Internet

Máy chiếu
Máy vi tính

Công nghệ - Phần mềm

Phần mềm nhận E-mail


Trình duyệt Web

Xử lý văn bản
Phần mềm khác




6 nhận xét:

  1. Nếu như để học sinh tự chia nhóm thì có thể có nhóm toàn học sinh khá, nhóm thì toàn học sinh yếu thì phải làm thế nào?
    Phần phân hóa học sinh nhóm bạn làm khá kỹ.
    Tình huống hấp dẫn, thu hút học sinh.
    Theo mình, nên chia nhóm ngẫu nhiên để trong nhóm có học sinh khá lẫn yếu để giúp đỡ nhau trong quá trình tìm hiểu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. cam on gop y cua nhom T and Y, nhom minh se thao luan de hoan thien bai day hon

      Xóa
  2. Chào Bee Group!
    Blog nhìn đơn giản mà đẹp, chọn nền màu sáng mang tính thân thiện.
    Về phần bài học:
    KHBD:
    Phần sản phẩm là bài thuyết trình (PPT) và sản phẩm nào nữa thì cần nêu rõ ra cho người đọc luôn ha.(hình như nhóm làm về Pin chanh)
    CHKQ:"Năng lượng có phải là vô tận?" câu này có khái quát không???
    Mình đánh giá cao nhóm ở phần sản phẩm thực tế của nhóm.
    Chúc nhóm thành công!
    -4in1group-

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. KHBD tương đối đầy đủ, về cơ bản đã đạt yêu cầu, Bee Group chú ý thêm nhận xét của nhóm bạn để thực hiện tốt hơn.

      Xóa
    2. Cam on gop y cua Ngan. Nhom se ghi nhan de chinh sua

      Xóa
  3. Chào các bạn, các bạn đang làm đề tài luận văn về dạy học dự án làm pin quả chanh phải không?. mình cũng đang chuẩn bị làm luận văn về pin quả chanh có thể trao đổi và học hỏi thêm ở các bạn được chứ các bạn?

    Trả lờiXóa